Yêu cầu điều hành phù hợp mặt hàng phân Urê xuất nhập khẩu

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc cân đối và bảo đảm phân bón cho sản xuất nông nghiệp 2013.

Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu, Bộ NN&PTNT rà soát nhu cầu tiêu thụ, khả năng sản xuất phân bón trong nước, dự báo kịp thời diễn biến tình hình thị trường phân bón trong nước và thế giới để chỉ đạo, có giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu phân bón cho vụ Đông Xuân 2012 - 2013 và cả năm 2013.

Bộ NN&PTNT khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định về sản xuất và kinh doanh phân bón.

Bộ Công Thương chỉ đạo các nhà máy sản xuất bảo đảm tiến độ kế hoạch sản xuất phân Urê và DAP để có đủ nguồn phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp năm 2013; có cơ chế phù hợp để điều hành, quản lý phân Urê xuất nhập khẩu trên cơ sở bảo đảm cân đối cung cầu trong nước. Bộ Công Thương phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố chống đầu cơ, găm hàng, tăng cường kiểm soát chất lượng phân bón, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi sản xuất- kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm việc với Bộ NN&PTNT để xác định nhu cầu và xây dựng phương án cung ứng ngoại tệ bảo đảm cho nhập khẩu phân bón, nhất là phân Kali, phục vụ yêu cầu sản xuất nông nghiệp.

Nguồn:  Hai quan online

 

Giá cao su giảm do lo ngại kinh tế Mỹ và eurozone

Các thương nhân cho biết, giá cao su Tocom sẽ dao động trong khoảng từ 260-270 yên/kg do lo ngại kinh tế Mỹ và eurozone.

 

Trên sàn Tocom, giá cao su giao tháng 5 giảm 1,4 yên xuống còn 263,7 yên/kg.

Trên sàn Thượng Hải, giá cao su giao tháng 5 giảm 255 nhân dân tệ, xuống còn 24.355 nhân dân tệ/tấn.

Giá cao su chịu sức ép giảm do lo ngại kinh tế Mỹ và eurozone. Ngành tư nhân Mỹ bị thiệt hại nặng nề trong tháng 11 do ảnh hưởng của siêu bão Sandy

Trong khi đó, số liệu cho thấy các cửa hàng tại eurozone cắt giảm chi tiêu nhiều nhất 6 tháng trong tháng 10. Eurozone suy thoái trở lại trong quý III sau 3 năm với GDP giảm 0,1% và được cho là sẽ tiếp tục suy thoái ít nhất đến đầu 2013. Một số chuyên gia cho rằng, eurozone có thể rơi vào giai đoạn không tăng trưởng trong 1 thời gian không giới hạn, tương tự Nhật Bản suốt 2 thập kỷ qua.

Các thương nhân cho biết, giá cao su Tocom sẽ tiếp tục dao động trong khoảng từ 260-270 yên/kg.

Nguồn:  Gafin.vn

Thị trường phân bón quốc tế đến ngày 15/10/2012

Giá tại Yuzhny đã qua mốc 365 - 395 USD/tấn FOB. Sau khi 55.000 tấn được giao dịch tuần này ở mức 407 - 412 USD/tấn FOB tại Yuzhny vào tải cuối tháng 10/11, giá tại Trung Quốc cũng đã tăng đạt 382 USD/tấn FOB cho giao dịch tại chỗ. Ấn Độ xác nhận mua tổng cộng hơn 1,2 triệu tấn, sự thiếu hụt sẽ trở nên rõ ràng hơn trong Q.4 khi Ấn Độ sẽ có ít nhất 2 gói thầu nữa. Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ là 2 thị trường đang lên. Pakistan sẽ đấu thầu thêm một lần nữa cho 300.000 tấn. mức giá mới tại Trung Quốc từ các kho ngoại quan ở mức giá 395 - 400 USD/tấn FOB.

 

THỊ TRƯỜNG URÊ Urê hạt trong:

Yuzhny: 407 - 412 USD/tấn FOB Baltic: 395 - 403 USD/tấn FOB

Trung Quốc: 380 - 382 USD/tấn FOB Brazil: 424 - 428 USD/tấn CFR.

Urê hạt đục:

Vịnh Ả Rập: 410 - 448 USD/tấn FOB Iran: 380 - 385 USD/tấn FOB

Ai Cập: 457 - 458 USD/tấn FOB Vịnh Mỹ: 466 - 474 USD/tấn

trường Ure hạt đục không tăng so với tuần trước. Giá tại Mỹ tương đương 465 USD/tấn CFR. Có khoảng 500.000 tấn Ure hạt đục sẽ được chuyển vào kho ngoại quan ở Trung Quốc, Giá tại vùng vịnh Ả Rập giao ngay trong khoảng 420 - 425 USD/tấn FOB.

Tại FSU, Đông Âu:

Yuzhny: Một lượng hàng đã được bán ra khẳng định xu hướng tăng giá. Trammo đã mua 20.000 tấn từ AFT và DniproAzot ở mức 407 USD/tấn FOB. Một thương nhân khác đã mua 10.000 tấn ở mức 411 USD/tấn FOB hồi giữa tuần. NF trading đã tổ chức đấu thầu bán hàng cho 25.000 tấn Ure hạt trong, mức giá đạt 412 USD/tấn FOB.

Tuapse: Eurochem đã bán được 25.000 tấn Ure hạt đục cho lô hàng tháng 10 đến Canada ở mức giá khoảng 440 USD/tấn FOB. Dreymoor đã mua 25 - 30.000 tấn Ure hạt trogn cho lô hàng đầu tiên ở mức 402 - 403 USD/tấn FOB.

Romania: Interagro đã bán được khoảng 20.000 tấn Ure hạt trong cho từng lô hàng nhỏ trong tuần này. Giá đã di chuyển lên từ 425 USD/tấn lên 436 - 437 USD/tấn FOB. Các thương nhân kinh doanh đã mua Ure chủ yếu bao gồm doanh số bán hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Baltic:

Phần lớn cam kết hàng hóa tuần này đều trên 400 USD/tấn. Giá trong nước tại Brazil vẫn tăng lên trên 400 USD/tấn FOB. Vào cuối tuần trước SBU đã bán được 25.000 tấn Ure hạt trong ở mức 403 USD/tấn FOB.

Châu Âu:

Thổ Nhĩ Kỳ: Thị trường vẫn khá tốt với người mua là nông dân và trồng cây công nghiệp đang tìm kiếm nguồn hàng Ure. Toros đã mua 10.000 tấn ure hạt trong từ Keytrade ở mức 430 USD/tấn CFR. Mức giá trong nước trở lại 404 - 405 USD/tấn FOB. Kastamonu đã mua 5.000 tấn ure cũng ở mức giá tương đương 406 - 407 USD/tấn FOB tại Yuzhny.

Châu Phi:

Ai Cập: Tin đồn về cắt giảm cung cấp khí đốt đang lưu hành, sự không chắc chắn về số lượng Ure còn lại được bán cho tháng 10. Alexfert đã được hướng dẫn vào ngày 10/10 giảm sản xuất Ure 60% sản lượng. Tương đương với sự giảm lượng hàng khoảng 1.000 tấn/ngày.

Trung Đông:

Pakistan dự kiến sẽ yêu cầu 200.000 tấn Ure từ Sabic với một khoản vay từ Ả Rập Xê út. Pakistan yêu cầu Ure được vận chuyển càng sớm càng tốt.

Iran: Các nhà sản xuất Iran đã bán được 250.000 tấn Ure cho các thương nhân cho lô hàng tháng 11 đến Ấn Độ và hiện đang bán ra cho tháng 11. Giá cả trong khoảng 380 - 385 USD/tấn FOB tại Assaluyeh. Pardis đã bán được 100.000 tấn đến Swiss Singapore và 50.000 tấn đến Transglobe.

Châu Á:

Ấn Độ: IPL đã đóng hồ sơ dự thầu vào ngày 6/10, với tổng cộng hơn 2,1 triệu tấn Ure. Giá tăng hơn 8 - 10 USD/tấn.

Giá thỏa thuận là 399 USD/tấn CFR tại Mundra, 400 USD/tấn CFR tại Kandla, 400.70 USD/tấn CFR tại Paradeep, và 402 USD/tấn CFR tại Chennai.

Trung Quốc: Giá Ure hạt trong hiện đang ở mức 380 - 382 USD/tấn FOB, khoảng 1 triệu tấn Ure sẽ được vận chuyển từ Trung Quốc sang Ấn Độ theo hồ sơ dự thầu. Điều này sẽ làm cạn kiệt nguồn cung cấp cho lượng hàng nhập với mức thuế thấp kết thúc vào ngày 31/10, có nghĩa là doanh số bán hàng sau đó sẽ phải lấy từ kho ngoại quan. Các nhà cung cấp đã ghi giá lên đến 400 USD/tấn FOB cho tháng 11. Ước tính ure sẽ chuyển vào kho ngoại quan nhiều lên đến 1 triệu tấn, trong đó có 400 - 500.000 tấn dự kiến sẽ là Ure hạt đục tại các cảng phía Bắc. Thị trường trong nước khá trầm lặng và giá ở Trung Quốc đang gắn liền với doanh số bán hàng xuất khẩu hiện nay.

Việt Nam: Nhu cầu Ure nhập khẩu cho tháng 11 lô hàng về phía nam, nhà nhập khẩu đang đặt giá thầu ở mức 395 USD/tấn CFR, điều này là không thể thực hiện, vì giá ure hạt trong Trung Quốc được chuyển đến ở mức 380 - 382 USD/tấn FOB. Vận chuyển hàng hóa giá khoảng 30 USD/tấn từ Bắc Trung Quốc. Các thương nhân được cung cấp trong khoảng 400 - 405 USD/tấn CFR. Ure có sẵn trong container để xuất khẩu từ Hải Phòng ở mức 408 USD/tấn FOB.

Indonesia: Dreymoor đã cố định một tàu tải 30.000 tấn của Katim cho Ure hạt đục ở mức 427 đo/tấn FOB.

Châu Mỹ:

Mỹ: Giá Ure hạt đục ổn định vững chắc trong tuần này. Thương nhân bán xà lan vào cuối tháng 10 tại 426 - 428 USD/tấn FOB tại Nola, trong khi một số sà lan nhanh chóng được xác nhận giao hàng đến khu vực thành phố Twin ở mức 435 USD/tấn FOB tại Nola. Một số nhà cung cấp đang cung cấp mức giá xà lan ở thượng nguồn ở mức 440 USD/tấn FOB tại Nola.

Brazil: Giá Ure hạt trong đã di chuyển đến giữa 420 USD/tấn CFR, được cho là một lượng hàng hóa của Nga ở mức 424 USD/tấn CFR.

Giá Ure hạt đục là khoảng 460 USD/tấn CFR.

 

THỊ TRƯỜNG PHOSPHATE

Giá DAP tại một số thị trường:

Vịnh Mỹ: 540 - 550 USD/tấn FOB Baltic: 530 - 570 USD/tấn FOB

Tampa: 545 - 550 USD/tấn CFR Trung Quốc: 550 - 560 USD/tấn CFR.

Giá tại Brazil đã giảm xuống 560 - 570 USD/tấn CFR, thị trường tiếp tục với các mức giá mềm hơn, với các hồ sơ dự thầu ở Brazil khoảng 560 - 570 USD/tấn CFR nhưng không có giao dịch nào được thực hiện. Sabic bán khoảng 250.000 tấn ở Ethiopia, nhưng có giải thưởng chính thức. Hợp đồng axit phosphoric ở Ấn Độ giá đã giảm 30 USD/tấn, nhưng ít ảnh hưởng.

Mỹ: Có sự thiếu quan tâm đến xuất khẩu cho phí bảo hiểm tại thị trường trong nước. Giá DAP phần lớn ở mức 560 USD/tấn CFR.

Tại thị trường trong nước, giá sà lan DAP rắn chắc ở mức 540 - 550 USD/tấn FOB tại Nola.

Brazil: Giá cho MAP đã giảm xuống còn 560 - 570 USD/tấn CFR. Không có xác nhận doanh số bán hàng ở cấp độ này. Cung cấp để nhập khẩu DAP ở mức 580 USD/tấn CFR. Brazil tiếp tục cần 36.688 tấn nhập khẩu vào đất nước.

Ấn Độ: Tác động ngắn của đồng Rupee tăng giá cho đến nay. Giá DAP có vẻ ổn định cho Q.4, nhưng có thể sẽ xảy ra việc hàng hóa giảm giá.

Pakistan: Các lô hàng đến trong 10, với các cuộc thảo luận ở mức 580 USD/tấn CFR, nhu cầu tổng thể là khá mờ nhạt, nhập khẩu không muốn bị bỏ lại hàng tồn kho.

Tại Nga, đã có một sự thúc đẩy để sản xuất cho các thương nhân, giá MAP được trích dẫn ở mức 540 USD/tấn FOB, tương đương mức 530 USD/tấn FOB cho DAP.

THỊ TRƯỜNG POTASH

Giá hợp đồng tại một số nơi trên các thị trường:

Vancouver: 450 - 455 USD/tấn FOB FSU: 420 - 425 USD/tấn FOB

Ấn Độ: 490 - 530 USD/tấn CFR Israel: 440 - 445 USD/tấn FOB

Đã có những dấu hiệu lẫn lộn đến từ Ấn Độ trong tuần này. Doanh số bán hàng cho các ứng dụng trực tiếp và sản xuất NPK với con số 380.000 tấn trong tháng 9. Tháng 10 con số này sẽ cao hơn, vì đây là vụ mùa chỉ mới bắt đầu. Một số người mua Ấn Độ tuyên bố nguồn cung cấp sẽ kéo dài cho đến cuối tháng 3 năm tới. Nội các Ấn Độ đã đồng ý tăng giá phân bón Ure, trong khi MOP và DAP đã được dần thu hẹp ở mức trên 200 USD/tấn đến tay người nông dân.

Ấn Độ: Doanh số bán hàng tháng 9 khoảng 380.000 tấn, trong đó 260.068 tấn là từ Sở Tài chính áp dụng trực tiếp tại các tiểu bang khác nhau. Đồng Rupee đã rút ngắn hơn so với đồng USD làm cho nhập khẩu sẽ ít tốn kém và tiết kiệm trợ cấp hơn. Hôm nay, 52,75 Rupee/1 đô.

Trung Quốc: Tuần lễ cuối cùng kết thúc và kinh doanh trở lại. Vẫn không có các cuộc đàm phán chính thức với các tập đoàn mua của Trung Quốc. Cần có 1 thỏa thuận giữa các bên khác nhau.

Thị trường NPK trong nước là rất chậm, chỉ vận hành 30% công suất.

Thị trường MOP tại các cảng là 1,3 triệu tấn, số lượng lớn để chuẩn bị cho vụ mùa.

Hàn Quốc; BPC đã bán được 15.000 tấn MOP chuẩn giao hàng trong tháng 10, giá trên 500 USD/tấn CFR.

Việt Nam: BPC đã vận chuyển 20.000 tấn chuẩn và MOP hạt đến các thị trường trong tháng 10.

Mỹ: Giá tại vịnh Hoa Kỳ vẫn còn khoảng 450 USD/tấn FOB tại Nola. Hiện tại vẫn có những dấu hiệu lạc quan cho vụ mùa thu với mức thu nhập kỷ lục từ nông nghiệp và giá nông sản cao, có những ưu đãi để mua kali để đảm bảo năng suất trong tương lai.

Brazil: Hai nhà cung cấp đã thừa nhận người mua lớn nhất đã mua MOP hạt từ một số nguồn vào khoảng 480 USD/tấn CFR.

Nguồn:  Apromaco

Tồn ứ 700.000 tấn phân bón

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, lượng phân bón tồn kho tính đến quý 4/2012 là trên 700.000 tấn.

DOANH NGHIỆP MỚI KHÓ KHĂN

Ông Bùi Thế Chuyên, Trưởng ban Kế hoạch Kinh doanh, Tập đoàn Hóa chất VN (Vinachem) cho biết, hiện lượng phân bón tồn kho tại các đơn vị trực thuộc Vinachem khoảng 650.000 tấn, tập trung chủ yếu ở một số DN mới đi vào hoạt động, duy chỉ có Cty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thuộc DN lâu năm.

Cụ thể, sản phẩm phân lân hiện tồn kho lớn nhất với trên 300.000 tấn, tăng 18% so với cùng kỳ; đạm urê 9.000 tấn; DAP trên 50.000 tấn, tăng 530% so với cùng kỳ. Phân NPK hiện cũng tồn kho cao với 212.000 tấn, tăng 53,1% so với năm 2011. Theo ông Chuyên, các DN không nên quá lo lắng bởi tồn kho phân bón vào thời điểm hiện nay chưa thật sự đáng ngại. Sắp tới là vụ đông xuân, dự báo nhu cầu tiêu thụ phân bón sẽ sôi động trở lại.

Tuy nhiên, một đơn vị trực thuộc Vinachem là Cty TNHH MTV DAP Đình Vũ (Hải Phòng) cho hay, hết quý 3/2012, lượng DAP tồn kho của Cty là trên 50.000 tấn. Với lượng phân bón trên, ông Lâm Thái Dương, Chủ tịch HĐTV Cty DAP Đình Vũ nhận thấy thị trường phân bón năm nay có quy luật khá lạ.

Nếu thời điểm này những năm 2009 - 2011, phân DAP Đình Vũ làm ra không đủ cung ứng cho thị trường trong nước thì sang năm 2012 bỗng chững lại, ế ẩm. Việc này dù không ảnh hưởng quá lớn khi máy móc của Cty vẫn phải chạy 90% công suất, song lợi nhuận giảm đi đáng kể bởi tồn kho ngày nào là tiền trả lãi ngân hàng chịu thêm ngày đó.

Nguyên nhân khiến việc tiêu thụ DAP trong nước hiện nay gặp khó khăn, theo ông Dương có khả năng do khủng hoảng kinh tế chung nên nông dân cắt giảm đầu tư cho SX nông nghiệp. Bên cạnh đó, sản phẩm DAP Đình Vũ đang vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt với DAP nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc).

“Do sản phẩm DAP Đình Vũ mới xuất hiện trên thị trường trong nước từ cuối năm 2009 nên bà con chưa quen. Trong khi đó, nông dân trong nước đã quen sử dụng DAP Trung Quốc từ hàng chục năm qua, cộng vớiDAP Trung Quốc nhuộm màu bắt mắt nên phải mất một thời gian khá lâu nữa người tiêu dùng mới quen với sản phẩm DAP nội địa. Cty DAP Đình Vũ vừa qua đã đưa nhiệm vụ kinh doanh lên tầm quan trọng hàng đầu thay vì là SX như trước đây”. Ông Dương chia sẻ.

Cũng là DN phân bón trực thuộc Vinachem mới đi vào hoạt động từ đầu tháng 9/2012 với 85% công suất, Phó Giám đốc Cty TNHH MTV Đạm Ninh Bình Nguyễn Văn Thiệu cho rằng, đây là giai đoạn “nốt trầm” của ngành phân bón. Hết quý 3/2012, đạm urê Ninh Bình còn tồn kho vào khoảng 30.000 tấn. Trong khi đó, mỗi ngày đơn vị SX ra thêm 1.500 tấn, cộng việc Nhà máy Đạm Cà Mau đã đi vào SX nên chắc chắn trong thời gian sắp tới lượng urê tồn kho sẽ còn tiếp tục tăng.

Việc tồn kho thời gian qua đang khiến giá phân đạm urê những tháng gần đây giảm mạnh, hiện chỉ còn 9.000 đồng/kg, ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận trong bối cảnh Cty Đạm Ninh Bình đang phải khấu hao công đầu tư xây dựng ban đầu rất lớn.

Bà Nguyễn Thị Thoa - Giám đốc Cty Anh Đức, một DN kinh doanh vật tư nông nghiệp tại TX.Gia Nghĩa (Đắc Nông) cho biết chưa năm nào thị trường phân bón ảm đạm như 2012. Vào thời điểm này năm ngoái, các kho của Cty bà Thoa đều thiếu hàng thì năm nay kho nào cũng chật ních. Trong đó, nguyên sản phẩm Supe lân Lâm Thao đã tồn kho 7.000-8.000 tấn.

Bà Thoa cho rằng, phân bón tồn kho nguyên nhân chính là do giá cao su, hạt điều và cà phê quý 3/2012 xuống kỷ lục trong nhiều năm qua. Từ bài toán lợi nhuận sau đầu tư, rất nhiều hộ dân không bón phân đợt ba cho cây công nghiệp trong tháng 8, 9 vừa rồi.

CẦN HÀI HÒA THUẾ XNK PHÂN BÓN

Bên cạnh nỗi lo lắng về tồn kho, vấn nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng và chính sách thuế hiện nay cũng khiến các DN SX-KD phân bón gặp khá nhiều khó khăn. PGĐ Cty Đạm Ninh Bình Nguyễn Văn Thiệu tâm sự: Để hạn chế việc XK mặt hàng phân bón, Nhà nước mới đây đã tiến hành áp 100% thuế XK với mặt hàng này là chưa thật sự hợp lý trong khi thuế urê NK vào Việt Nam lại được miễn hoàn toàn.

“Trước đây mặt hàng urê chúng ta còn thiếu tôi không nói làm gì. Nhưng nay Nhà máy Đạm Ninh Bình, Cà Mau, Phú Mỹ đã đi vào hoạt động ổn định, cộng việc nâng công suất Nhà máy đạm Hà Bắc lên gấp đôi, sản lượng urê SX trong nước của ta mỗi năm đạt trên 2 triệu tấn, không những đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước mà còn có hàng XK. Chính vì vậy, Nhà nước cần có chính sách áp thuế NK đạm urê vào Việt Nam giống các mặt hàng phân bón khác hoặc giảm thuế XK nhằm bảo đảm tính cạnh tranh công bằng hơn”. Ông Thiệu nhấn mạnh.

Trao đổi với chúng tôi vấn đề này, ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón VN cho rằng, các đơn vị SX-KD phân bón trong nước cần phải cạnh tranh công bằng, sòng phẳng với DN nước ngoài làm sao hạ giá thành sản phẩm để nông dân được hưởng lợi.

“Với mặt hàng SA, kali và DAP, hiện trong nước rất thiếu, năm nào chúng ta cũng phải nhập hàng triệu tấn nên cần miễn giảm thuế để nông dân được mua phân bón với giá rẻ nhất. Riêng với những mặt hàng như phân lân, NPK, đạm urê, bước đầu chúng ta không chỉ tự SX đủ mà còn dư thừa để XK, sắp tới Hiệp hội Phân bón sẽ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Bộ Công thương tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm của các DN tiếp cận thị trường nước ngoài, trong đó có chính sách về thuế”. Ông Ngọc chia sẻ.

Song song với đó, ông Nguyễn Trí Ngọc cho biết, Bộ NN-PTNT, Hiệp hội Phân bón, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp đang gấp rút phối hợp để sớm ban hành Nghị định quản lý phân bón mới, trong đó quy định những điều kiện để được cấp giấy phép SX-KD phân bón, các tiêu chuẩn kỹ thuật phân bón và các chế tài xử phạt kèm theo.

Khi ra đời, hy vọng đây sẽ là bước đột phá nhằm ngăn chặn triệt để vấn nạn SX phân bón giả, phân bón kém chất lượng bằng công nghệ “cuốc xẻng” diễn ra tràn lan suốt nhiều năm qua.

Nguồn:  Nông nghiệp Việt Nam

Giá cao su Tocom giảm phiên thứ 2 liên tiếp

Giá cao su Tocom giảm phiên thứ 2 liên tiếpGiá cao su sàn Tocom tiếp tục đà giảm sau khi Standard & Poor’s hạ xếp hạng tín nhiệm Tây Ban Nha, số đơn đặt hàng máy móc Nhật Bản giảm mạnh.Trên sàn Tocom, giá cao su giao tháng 3 giảm 3,4 yên xuống còn 266 yên/kg. Giá hợp đồng này lên cao nhất 4 tháng rưỡi ở 273,6 yên/kg vào ngày 9/10.

 

Giá cao su sàn Tocom giảm phiên thứ 2 liên tiếp do lo ngại khủng hoảng nợ châu Âu vẫn bao trùm tâm lý nhà đầu tư. Hôm nay, hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s hạ 2 bậc xếp hạng tín nhiệm Tây Ban Nha từ BBB+ xuống BBB- với triển vọng tiêu cực. S&P cho biết, việc hạ xếp hạng này là do Tây Ban Nha đối mặt với nguy cơ suy thoái ngày càng lớn.

Bên cạnh đó, số liệu từ Văn phòng Nội các Nhật Bản hôm nay cho thấy, số đơn đặt hàng máy móc của Nhật Bản, một chỉ số quan trọng thể hiện hoạt động chi tiêu vốn của chính phủ, giảm 3,3% trong tháng 8, sau khi tăng 4,6% trong tháng 7. Tỷ lệ giảm này lớn hơn nhiều so với dự đoán giảm 2,3% của các chuyên gia kinh tế.

Tại các thị trường khác, trên sàn Thượng Hải, giá cao su giao tháng 1 tăng nhẹ 30 nhân dân tệ lên 25.645 nhân dân tệ/tấn. Trên sàn Sicom (Singapore), giá cao su giao tháng 11 nhích nhẹ 1 cent lên 3,32 cent/kg.

Nguồn:  Gafin.vn

Giá cao su châu Á giảm mạnh

Những nhà sản xuất lốp xe và nhà tiêu thụ cao su lớn như Trung Quốc và Ấn Độ đã mua một số lô hàng sau khi giá giảm mạnh mặc dù động thái của các nhà sản xuất hàng đầu đã hạn chế xuất khẩu. Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã thỏa thuận cắt giảm trồng cây cao su và cắt giảm xuất khẩu 300.000 tấn từ tháng 10 nhằm nâng đỡ giá do nền kinh tế toàn cầu chững lại, tuy nhiên giá cao su kỳ hạn Tokyo đã giảm hơn 5% so với mức đỉnh trong tháng này.

“Hệ thống hạn ngạch xuất khẩu có hiệu lực gần như bằng không trên thị trường do vẫn có đủ cao su giao ngay gây áp lực lên thị trường”, một đại lý ở Singapore cho biết.

“Những nước tiêu thụ lớn không vội vàng như tôi giả định tiêu thụ của họ giảm. Trung Quốc đã mua nhưng dường như không làm ảnh hưởng đến thị trường cao su Thái Lan”.

Giá cao su đã bị ảnh hưởng bởi thị trường cao su kỳ hạn Tokyo, bởi xu hướng ngược với tình hình nhu cầu toàn cầu do chính sách xuất khẩu ở những nước sản xuất.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo, phần lớn hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 3/2013 JRUc6, đạt 260,7 yen/kg trong phiên giao dịch hôm thứ 4 (17/10), thay đổi so với thứ 3. Hợp đồng đạt mức cao trong ngày là 262,8 yen/kg.

Giá cao su STR20 Thái Lan thay đổi, với mức giá thỏa thuận qua đêm từ 3,02-3,13 USD/kg giao tháng 11 và tháng 12, giảm so với mức giá 3,09 USD/kg giao dịch tuần trước.

Số liệu sơ bộ cho thấy, trong tháng 9/2012, nhà tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc đã nhập khẩu 210.000 tấn cao su tự nhiên, giảm 12,5% so với cùng tháng năm ngoái. Tuy nhiên, nhập khẩu cao su 9 tháng đầu năm 2012 đạt 1,58 triệu tấn, tăng 9,6% so với cùng kỳ.

“Có những cơn mưa thường xuyên, nhưng tôi nghĩ thời tiết đang tốt hơn. Không có vấn đề gì về nguồn cung cấp nguyên vật liệu”.

Giá cao su RSS3 được giao dịch ở mức 3,2-3,22 USD/kg, giảm so với 3,29 USD/kg tuần trước, mặc dù có những ưu đãi về báo cáo đạt khoảng 3,3 USD/kg.

Giá cao su SIR20 Indonesia được bán với mức 134 Uscent/pound (2,95 USD/kg) hợp đồng giao tháng 11, giảm so với mức cao 137 Uscent/pound giao dịch tuần trước đó.

Bridgestone Corp 5108.T, nhà sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới, cho thấy giá cao su đạt 133,75 cent/pound hợp đồng giao tháng 12, nhưng không có báo cáo chi tiết. Giá cao su SMR20 Malaysia giao dịch ở mức 3,03 USD/kg, thấp hơn so với 3,1 USD/kg tuần trước.

Hiệp ước cắt giảm xuất khẩu cao su trong đó, Thái Lan 150.000 tấn, Malaysia 40.000 – 50.000 tấn vàIndonesia khoảng 100.000 tấn.

 

Nguồn:  Vinanet

Tỷ giá - Chứng khoán

Giá vàng
Loại Mua Bán
SBJ
SJC
Tỷ giá ngoại tệ
Loại Giá
USD
GBP
HKD
CHF
JPY
AUD
CAD
SGD
EUR
NZD
Bat Thai
Thời tiết

Tra cứu thông tin hóa chất

 Tra cứu

Scroll to Top